Từ 8h đến 20h

Các ngày trong tuần

0907 910 618

linhkona@gmail.com

So sánh các bảng liệt kê

5 trường hợp môi giới bất động sản dễ bị tai tiếng nhất

5 trường hợp môi giới bất động sản dễ bị tai tiếng nhất

Chia sẻ 5 trường hợp môi giới dễ bị tai tiếng, dễ bị chửi, dễ bị scandal, giao dịch dễ xảy ra sự cố, bạn làm môi giới bất động sản hay người bán, người mua, người thuê, cho thuê nhà nên đọc qua.

1. Mua bán ủy quyền công chứng, hứa mua hứa bán, ủy quyền toàn phần

Bên bán thiếu giấy tờ, trong giai đoạn chờ có sổ hồng, chủ nhà muốn bán vì cần tiền, người mua muốn mua vì thích căn nhà, vì giá tốt. Hai bên tin tưởng, vui vẻ, chị chị em em, tới lúc đặt cọc mua bán, và bên mua giữ lại số tiền 10% – 20% tùy căn nhà, để khi nào có sổ sẽ thanh toán đủ, ra công chứng. Giao dịch này thường kéo dài, môi giới cũng mệt mỏi theo. Một phần lo sợ lỡ người mua có thay đổi, lỡ người bán có thay đổi. Lỡ hai bên có sự có tiền bạc xảy ra, hay bên mua không muốn mua nữa, bên bán chờ sổ hoài không có và lố qua ngày cam kết, mọi sự việc đều có thể xảy ra. Khi đó môi giới sẽ bị liên đới. Hai bên vui vẻ không nói gì, hai bên bực mình không vui môi giới rất dễ bị chửi, vì em giới thiệu khách không uy tín, vì em giới thiệu chủ nhà không tốt.

Nên nếu mình có đứng ra liên đới trong giao dịch này, trước khi xảy ra mình sẽ thông báo cho hai bên một cách khẳng định. Sự việc này, ngày hôm nay, 2 bên quá mong muốn, tự nguyện đến với nhau, sau này có bất kỳ sự tranh chấp gì em không có liên đới vô, hoặc đừng có trách em. Trong mua bán có nhiều khi khách muốn quá, mình cản cũng bị chửi.

2. Giao nhà trước khi tiền bạc giao đủ, mới cọc đã cho nhận nhà

Sự việc xảy ra là tới ngày công chứng, bên mua hẹn lần hẹn lượt. Chưa kể bên mua thuộc dạng dữ tợn, sành đời, thích hù dọa, còn bên bán hiền lành, không có mối quan hệ nhiều, mua bán nghĩ đơn giản, họ cọc rồi cho họ nhận nhà có sao đâu? Là một người làm nghề môi giới, đứng trước giao dịch cũng ham đó, nhưng cũng đừng quá mê tiền, xúi khách với chủ vô vô, rồi tới khi việc phát sinh môi giới trở nên người xa lạ, lúc đó bên nào ăn hiếp giỏi bên đó thắng. Hoặc nhịn xíu, hoăc dẫn đến kiện tụng…

Giao nhà trước thường xảy ra nhiều vấn đề phía sau đó. Nên tốt nhất, một giao dịch an toàn, nên bàn giao nhà khi thanh toán đủ, hoặc thanh toán còn giữ lại ít tiền thuế, có sổ hồng bàn giao sổ cho khách mua trước khi chủ nhà nhận được tiền. Xem như không ai phiền ai. Muốn làm được vậy, môi giới phải là người có trách nhiệm, làm mọi thủ tục từ A đến Z cho 2 bên, khi nào đóng thuế, khi nào có sổ phải cho 2 bên hay, hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Như vậy mới hoàn chỉnh một giao dịch.

3. Bàn giao nhà có gì?

Cần phải ghi rõ ra hết, ghi rõ mọi thứ. Đã không ít trường hợp lúc đặt cọc, cũng hai bên chú chú, con con, chú yên tâm, mấy cái nhỏ này con cho chú hết, con không có xài đâu. Tới lúc bàn giao rinh đi hết. Lúc tiền chưa xuống nói gì cũng dễ, lúc tiền xuống rồi thì thôi đó. Nếu chú mua mà nói bên bán sao hồi đó con nói không đem đi mà, bên bán lại nói với môi giới, chú đó giàu vậy mà cũng đi lấy mấy đồ đó. Làm môi giới, chứng kiến bao nhiêu cảnh nói qua nói lại vì mấy món đồ giá trị không bao nhiêu, mà ảnh hưởng đến uy tín của hai bên, nên đừng bao giờ ỷ y. Lúc ký hợp đồng cọc, liệt kê hết ra, giá bán bao gồm gì, giấy trắng mực đen lúc đó đem ra cãi cho tiện, không viết lại môi giới bị cho là thiếu chuyên nghiệp đó.

Bạn hãy liệt kê từ cái khăn, bộ tách, máy quạt, camera… Liệt kê hết ra, không có dư thừa đâu.

4. Không nhận tiền trước khi ký hợp đồng

Nhiều chủ nhà, người bán không biết, nghe môi giới tư vấn, cứ nhận tiền trước rồi ký hợp đồng sau, thực tế hợp đồng còn chưa soạn, điều khoản hợp đồng còn chưa thống nhất, bên nhận tiền cứ nghĩ rằng giao dịch đã thành công, từ chối những bên khác. Tới lúc bên đưa tiền họ lật ngược lại, họ không mua nữa, không thuê nữa, hãy trả lại tiền cho họ, lấy tiền của người ta mà không trả là vi phạm pháp luật,… Lúc này người môi giới đàng hoàng còn đi cùng với người nhận tiền, môi giới ba trợn họ lặn mất tiêu. Chủ nhà hiền lành, đứng đó khóc. Vừa bị bên đưa tiền uy hiếp, vừa không biết làm sao trả cho đúng người.

Tóm lại, không lấy của ai mà cũng không mất của ai. Một hợp đồng sau khi đọc qua xong, ký xong, chuyển tiền ngay, nhận được tiền, đưa hợp đồng mỗi bên một bản. Cũng đừng ký hợp đồng trước, bàn giao hợp đồng mà chưa nhận được tiền.

5. Hỗ trợ vay ngân hàng

Trường hợp khách mua vay ngân hàng, phải làm rõ các yếu tố vay, có đồng ý hỗ trợ. Lỡ không vay được sẽ như thế nào? Cần đưa vào hợp đồng cọc nếu cần thiết.

Là môi giới đàng hoàng thôi chưa đủ, phải có kiến thức lẫn kỹ năng xử lý tình huống cao. Như vậy mới nhận tiền hoa hồng xứng đáng, được khách hàng tôn trọng.

Linh Kona

img

KONA REAL

Kona Real được thành lập từ năm 2012 với mong muốn tư vấn giúp khách hàng lựa chọn Bất động sản phù hợp và chất lượng nhất,...

Bài viết liên quan

Sugar daddy – Sugar baby: Liệu có tồn tại trong nghề môi giới BĐS?

Định nghĩa ra sao về sugar daddy (cha nuôi) và sugar baby (con nuôi)? Một số trang...

Tiếp tục đọc

95% người môi giới bỏ nghề khi 1 – 6 tháng không có giao dịch

Nghề môi giới bất động sản như một con ác quỷ hút toàn bộ sinh khí của...

Tiếp tục đọc

Sách ‘Cẩm nang môi giới bất động sản’ – Quyển 4 – Linh Kona

Linh Kona! Có lẽ là một cái tên không còn xa lạ với các anh chị em trong lĩnh...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận